• Định nghĩa Aquaponics là thuật ngữ kết hợp giữa aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và hydroponics (thủy canh) theo chu kỳ tuần hoàn khép kín. Aquaponics sử dụng nước chứa chất thải cá từ bể cá để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Vi khuẩn nitrate hóa sẽ chuyển chất thải từ bể nuôi cá sang dạng dinh dưỡng (nitrat) phù hợp cho cây trồng. Nước cũng được lọc sạch bởi cây trồng và cung cấp trở lại cho bể cá. Đây là hệ thống tuần hoàn tận dụng lợi ích của nhau một cách hoàn hảo.
  • Aquaponics là hệ thống tự động trồng rau thủy canh hữu cơ (organic) và nuôi cá tại nhà 3 Không: Không dùng đất, Không phân bón, Không cần tưới nhưng vẫn có Rau Xanh và Cá Sạch để ăn hàng ngày.

Có 4 loại Aquaponics phân chia theo phương pháp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây.

Phương pháp canh tác nước sâu (DWC)

Phạm vi: Áp dụng cho trồng rau trộn hay các cây trồng cho năng suất không cao. Đôi khi phương pháp này cũng được dùng với quy mô thương mại lớn.

Muốn phát triển mô hình trồng rau sạch theo phương pháp canh tác nước sâu, bạn cần dùng đến một chiếc bè bọt nổi được trên mặt nước. Thả chiếc bè này trong một kênh đầy nước (nước được lấy từ bể nuôi cá đã qua xử lý chất thải rắn). Tiếp sau đó, đặt cây trồng vào những lỗ trong chiếc bè này sao cho rễ được tự do trong nước giàu dưỡng chất và oxy cần thiết.

Phương pháp khay giá thể truyền thống

Phạm vi: Áp dụng cho các hệ thống tại nhà với các loại cây trồng dựa theo sở thích: cây ăn quả, rau ăn lá, thảo mộc, …

Để phát triển mô hình trồng rau thủy canh theo phương pháp thứ hai này, bạn cần dùng các khay giá thể với những viên đất được nung đến mức nhiệt độ hàng nghìn độ C hoặc đá phiến sét. Với phương pháp này, bạn không cần thay đất. Bởi đất loại này có khả năng lọc sinh học và lọc cơ (loại bỏ các chất thải rắn) hoàn hảo.
Chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho cây trồng định kỳ theo phương pháp dâng ngập xả cạn nhờ trong mỗi khay rau có giá thể.

Phương pháp màng dinh dưỡng (NFT)

Phạm vi: Áp dụng cho các loại cây trồng như thảo mộc, dâu tây ở các không gian tưởng chừng như không thể trồng cây được vì phương pháp này có thể treo được từ trần nhà.

Nếu muốn áp dụng phương pháp màng dinh dưỡng thì cần dùng một máng hẹp như ống nhựa PVC chẳng hạn. Với máng hẹp này, dòng nước với nhiều dưỡng chất sẽ chảy trong máng. Các cây trồng thì được đặt bên trong những lỗ đã khoan sẵn trong ống đảm bảo sao cho phần rễ cây được treo tự do.

Phương pháp khí canh trụ đứng

Phạm vi: Áp dụng cho rau ăn lá, dâu tây và những loại cây trồng ít cần chăm sóc khác.

Để áp dụng phương pháp này, bạn cần dùng đến những rọ trồng cây để xếp chồng chúng lên nhau theo dạng hình tháp thẳng đứng. Nguồn nước sẽ được bơm chảy qua chúng và rễ cây được hấp thu dưỡng chất, oxi trong nước theo cách này. Phần nước cuối cùng sẽ trực tiếp chảy vào bể cá phía dưới.
Ngoài 4 phương pháp trên còn có phương pháp dâng ngập xả cạn không có giá thể. Với phương pháp này, bạn cần một tấm xốp giữ rọ cây phía trên và đảm bảo rễ cây được treo lơ lửng trong khay rau. Rễ cây sẽ được bơm nước có chứa dinh dưỡng và oxy theo phương pháp dâng ngập và xả cạn định kỳ.

Tùy vào điều kiện khí hậu thời tiết và mục đích sử dụng cá mà có thể nuôi các loại cá nước ngọt sau:
  • Nhóm cá da trơn: cá trê, cá tra, cá bóng,…
  • Nhóm cá rô phi, điêu hồng (rô phi đỏ) ; cá tai tượng,…
  • Nhóm cá rô đồng, cá lóc (cái quả), cá sặc rằn,…
  • Nhóm cá chép: cá koi, cá vàng, cá chép,…
  • Một số loài khác như tôm càng xanh, baba, rùa,…
Tùy vào điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực bạn sinh sống cũng như quy mô chậu cây, ta có những nhóm rau trồng phù hợp sau:
  • Nhóm rau cải ăn lá: cải bẹ trắng, cải bẹ xanh, cải ngồng, cải ngọt, cải thìa; rau dền, mồng tơi, rau mầm, rau muống, rau quế, rau răm, ngò, rau tần ô, xà lách các loại, giá, hẹ, ngò.
  • Nhóm cây họ đậu: đậu bắp, đậu côve, đậu đũa, đậu xanh (giá), đậu nành.
  • Nhóm cây lấy củ: gừng, khoai lang, khoai ngọt, khoai mì (sắn) hay khoai tây; Cà-rốt, củ cải, củ sắn (củ đậu).
  • Nhóm cây lấy quả: cà chua, ớt, cà tím, dưa leo (dưa chuột), dưa lê, khổ qua (mướp đắng), mướp dài, bầu, bầu hồ lô, bí đao, bí đỏ, dâu tây, dưa hấu hay thậm chí là nho, đu đủ.
  • Hệ thủy canh truyền thống chỉ thu hoạch được rau mà không có cá và dùng phân bón hóa học bơm vào nước để nuôi cây.
  • Với Aquaponics, ta có thể thu hoạch được cả rau hữu cơ và cá sạch cho bữa ăn gia đình. Tại sao gọi là rau hữu cơ? Vì hệ Aquaponics không dùng phân bón mà dùng chính phân, chất thải cá làm dinh dưỡng nuôi cây.
Hoàn toàn có thể vì hệ Aquaponics không yêu cầu diện tích lớn mà chỉ cần có nắng buổi sáng tốt, ví dụ:
  • Chung cư: có ban công từ 2 – 4m2 có thể lắp hệ Aquaponics mini 5 khay rau 50L.
  • Nhà phố: có sân thượng từ 10 – 20m2 có thể lắp hệ Aquaponics chuẩn 6 – 8 khay rau 100L.

Ví dụ: một hệ Rau Xanh Cá Sạch Aquaponics chuẩn với 7 khay rau 100L gồm các vật tư sau:

  • 07 khay rau 100L bằng nhựa nguyên sinh không nhiễm kim loại nặng có khả năng chịu tia cực tím và có độ bền dẻo chịu nắng cao.
  • 14 bao đất sét nung ở 1,300 độ C tại Việt Nam (không phải đá Trung Quốc).
  • Bồn cá 750L bằng nhựa nguyên sinh không nhiễm kim loại nặng có khả năng chịu tia cực tím và có độ bền dẻo chịu nắng cao.
  • Phi điều tiết nước 50L bằng nhựa nguyên sinh không nhiễm kim loại nặng có khả năng chịu tia cực tím và có độ bền dẻo chịu nắng cao.
  • Máy bơm nước giúp hệ thống tuần hoàn khép kín.
  • Máy sục ôxy bồn cá có tích điện phòng trường hợp cúp điện vẫn đảm bảo cá sống bình thường.
  • Hệ thống lọc vi sinh đảm bảo hồ cá luôn sạch sẽ, trong suốt không bị tắc nghẽn trong quá trình sử dụng.
  • Giàn leo bao phủ toàn bộ giàn rau.
  • Các vật tư như sắt, ống nhựa, công lắp ráp và quá trình bảo hành bảo trì.
  • An toàn thực phẩm: đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn gồm cả rau và cá.
  • Giá trị sức khỏe: vô giá và giảm chi phí điều trị bệnh cũng như chi phí cơ hội lúc điều trị bệnh.
  • Giá trị tinh thần: gắn kết các thành viên trong gia đình, giáo dục trẻ em tình yêu thiên nhiên và ý thức về thực phẩm sạch.
  • Giá trị môi trường: mang lại mảng xanh cho gia đình và xã hội.
  • Vấn đề sâu bọ: tốt nhất là dùng dung dịch trừ sâu hữu cơ như dầu neem (oil) và một số cách để hạn chế những sinh vật xâm hại từ bên ngoài này gồm thiết lập các bẫy bắt sên, sâu bướm, côn trùng khác để cá trong hệ ăn, sử dụng thiên địch…
  • Mức nhiệt độ thích hợp cho cá: Ở môi trường bình thường, nhiệt độ để cá phát triển là 25-30 độ, cá sẽ chết ở 0 độ và trên 49 độ.
  • Mật độ cá quá dày đặc trong bể: Điều này sẽ dẫn đến việc “Cá lớn nuốt cá bé” và quá trình lọc chất thải diễn ra không hiệu quả. Vì vậy, ta cần nên xây dựng quy luật chung cho hệ thống là cứ 1 con cá ứng với 20 lít nước và quan sát không nuôi chung các loại cá ăn lẫn nhau.
  • Độ pH trong nước hệ Aquaponics từ 6.5 – 7.5 là tốt nhất.
Hoàn toàn đúng vì cá-cây sẽ tự bổ sung dinh dưỡng (thức ăn) cho nhau mà không cần đến những tác nhân bên ngoài.

lắp đặt hệ thống Aquaponic

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Quis ipsum...

Bảo trì

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Quis ipsum...

Bảo dưỡng

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Quis ipsum...

Ươm giống

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Quis ipsum...

Dịch vụ khác

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Quis ipsum...